(Truyện cười cực hay) Mục Tâm sự - Giới tính
Giám đốc Công ty Tư vấn
tâm lý An Việt Sơn, ông Nguyễn An Chất cho rằng, nữ sinh ăn mặc mát mẻ tiềm ẩn
nguy cơ trở thành "con mồi" cho những đàn ông không đứng đắn. Sau đây là bài phỏng vấn ông Nguyễn An chất để làm rõ vấn đề trên:
Thưa ông, dưới góc độ là một chuyên gia tâm lý, ông lý giải sao
khi hiện nay nhiều nữ sinh đang mặc những bộ trang phục “trong suốt”, “thiếu
vải”, khoét sâu… đến giảng đường?
Tôi được biết có một số trường nữ sinh còn mặc áo “trong suốt”
tới trường. Vấn đề ở đây chính là nhận thức của chính mỗi người. Sở dĩ họ làm
thế là do nhận thức đầy đủ.
Cần phải thấy rằng, những nữ sinh mặc những bộ trang phục “mát
mẻ” đó thường có độ tuổi khoảng 18-20 nên tâm lý các em vẫn chưa ổn định. Các
em nữ sinh này thường hãnh diện và cho rằng mình hơn rất nhiều người, dám làm
mọi việc mọi người không dám làm.
Các nữ sinh này ăn mặc như thế vì họ tưởng rằng sẽ được mọi
người chú ý hơn so những người bên canh. Và thực tế, những nữ sinh này cũng
nhận được nhiều lời tâng bốc không đúng sự thật. Một số chàng trai thì luôn
khen những cô gái đó là xinh đẹp vì đã dám thể hiện mình trước mọi người. Ở
tuổi này các em rất thích được những chàng trai, đặc biệt là những chàng trai
giàu có ở bên cạnh. Rằng như thế các em được nhiều hơn mất nhưng thực ra là mất
nhiều hơn được.
Một phần nữa có thể do các em bị ảnh hưởng của phim ảnh ca nhạc
Hàn Quốc, Mỹ, thậm chí là của Việt Nam trong thời gian gần đây. Những nữ sinh
mới lớn lại cho rằng những hình ảnh đó là hay là tốt và lại được nhiều chàng
trai khen ngợi, chú ý thì họ sẽ làm thôi
Nghĩa là họ đang có tâm lý a dua theo thần tượng?
Đúng là các nữ sinh này đang cho rằng phải ăn mặc thời trang như
thế mới là sành điệu, mới là hiểu biết. Các nữ sinh này có thể tự hào rằng họ
đang ăn mặc theo thời trang của phim này, phim kia, của ca sỹ này, ca sỹ kia mà
nhiNhiều nữ sinh đang biến giảng đường thành sàn diễn thời trang phản cảm ều
bạn bè cùng trang lứa khác lại không biết mà xem. Các em có tâm lý tự hào vì
“hơn người” chứ không hề theo một phong cách và thể hiện cá tính của bản thân.
Sau đó họ càng tiếp tục mặc như thế này với ý nghĩ sẽ “phô diễn cơ thể”
Nhà nghiên cứu tâm lý Nguyễn An Chất |
Nhiều nữ sinh cho rằng phải ăn mặc “thiếu vải” mới thể hiện được
cá tính, phong cách và xu hướng thời trang. Phải chăng một bộ phận nữ sinh hiện
nay đang có phông văn hóa rất kém thưa ông?
Nếu nói là các nữ sinh này kém về tri thức thì không đúng mà cần
phải nói họ kém khi vận dụng vào cuộc sống những điều cần thiết.
Bây giờ có thực trạng là những người lớn tuổi thì không đồng
tình với cách ăn mặc đó nhưng nhiều bạn đồng trang lứa (có cả nam và nữ) lại
đồng tình với cách ăn mặc như vậy. Tuổi này các em sống vì đồng trang lứa. Thấy
các bạn đồng trang lứa ủng hộ thì các nữ sinh này cho rằng như thế là tốt còn
những người phản đối là những người cổ hủ và lạc hậuThực ra điều đó là phản cảm
nhưng họ không nhận ra được.
Liệu có thể thông cảm đối với một số nữ sinh các trường nghệ
thuật nếu họ có thường xuyên mặc những bộ trang phục "thiếu vải" đến
giảng đường?
Không phải cứ sinh viên văn hóa, nghệ thuật là được ăn mặc hở
hang đến trường. Trên sân khấu thì phải ăn mặc khác mà ở giảng đường phải ăn
mặc một kiểu khác. Không thể sử dụng một trang phục trên sân khấu để áp dụng
lên giảng đường. Cần phải thể hiện cái đẹp, cái nghệ thuật ở đúng chỗ cần thể
hiện. Trên giảng đường lớp học, ở những nơi cần sự tôn nghiêm thì không thể sử
dụng những bộ trang phục “mát mẻ” như thế được. Đó chỉ là cách nói ngụy biện
của những nữ sinh này vì họ chỉ muốn làm theo ý của mình.
Nữ sinh ăn mặc mát mẻ (Ảnh minh họa) |
Hậu quả của việc nhiều nữ sinh ăn mặc “mát mẻ” đến trường là gì
thưa ông?
Những người bạn khác giới sẽ tập trung chiêm ngưỡng và cố gắng
chinh phục. Các cô gái khi thấy rằng nhiều bạn nam vây quanh mình sẽ cho rằng
mình “cao giá” nhưng những hậu quả khôn lường có thể xảy ra mà các cô gái trẻ
này vẫn chưa lường trước được.
Tiềm ẩn nguy cơ các nữ sinh này có thể trở thành những con mồi
cho những người đàn ông không đứng đắn. Có thể các nữ sinh này chưa gặp những
trường hợp như thế nên các em vẫn tưởng cách thể hiện của mình là hay là tốt.
Nhưng khi các bạn nữ này vấp phải những gian dối, lừa lọc thì họ mới đắng lòng.
Hậu quả khi xảy ra rồi thì những nữ sinh này mới thấy mình dại dột.
Phải chăng là nhà trường cần có biện pháp mạnh mẽ hơn đối với
những nữ sinh thường xuyên ăn mặc phản cảm như thế đến trường?
Hiện nay, trong trường học chúng ta chỉ chú trọng dạy chữ chứ
chưa chú trọng dạy làm người. Muốn có một người có tri thức tốt thì phải giáo
dục làm người. Giáo dục làm người đã bị coi nhẹ và lại còn đang giảm đi rất
nhiều. Vai trò của nhà trường, đoàn thanh niên, gia đình phải thay đổi cách
giáo dục nhằm dạy làm người trước khi dạy tri thức.
(Theo docbao24h)
No comments:
Post a Comment